HICON LEO NÚI THÁI SƠN – CHUYẾN CÔNG DU ĐẦY Ý NGHĨA

19/02/2019Từ Tin văn hoá

Ca dao Việt Nam có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Lời ca dao ấy tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn để so sánh với công lao của người cha. Vậy nguyên nhân gốc rễ là gì? Núi Thái Sơn đó có hiện hữu thực hay hư? Và ngọn núi đó tọa lạc ở đâu?

Cũng như biết bao người con đất Việt, tập thể Công ty cổ phần đầu tư HICON luôn được bồi đắp đạo lý uống nước nhớ nguồn và lòng thành kính biết ơn với bậc sinh thành. Do đó, với sự nung nấu ý nguyện được đi tìm lời giải đáp cho nghi vấn trên, mở đầu năm Kỷ Hợi, vào ngày 19/02/2019 (tức Tết nguyên tiêu ngày 15/01 âm lịch), đoàn Lãnh đạo cấp cao của HICON đã có chuyến công du đến núi Thái Sơn nằm ở phía Bắc thành Thái An thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Sơ lược về núi Thái Sơn:

Với  tên gọi được hình thành từ thời Xuân Thu, hiện nay núi Thái Sơn là một di sản thế giới đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn di sản văn hóa. Đây là thánh địa của Đạo gia và là nơi tế lễ của các triều đại hoàng đế Trung Hoa và để lại rất nhiều di sản tại đây.

Thái Sơn là nơi linh thiêng nhất trong trong năm núi linh thiêng của Trung Quốc. Núi Thái Sơn hùng vĩ với ngọn núi chính là núi Thiên Trụ, đỉnh Ngọc Hoàng cao 1.545m so với mặt nước biển và có khoảng 3.500 bậc thang. Bên cạnh đó, Núi Thái Sơn còn nổi tiếng với rất nhiều danh lam thắng cảnh. Cách đây 500 năm sườn núi phía Nam núi Thái Sơn là nơi phồn hoa của nền văn hóa Long Sơn và nền văn hóa Đại Văn Khẩu.

Trên đỉnh còn có rất nhiều đình đài miếu mạo và các công trình kiến trúc độc đáo khác. Đây đều là các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng và có giá trị nghệ thuật.

Theo sử sách ghi chép từ khi Tần Thủy Hoàng lên núi Thái Sơn, đến đời vua Càn Long có tới 12 vị hoàng đế Trung Quốc lên núi tế trời. Đền Đại ở dưới chân núi là nơi diễn ra lễ tế trời và tế thần Thái Sơn xưa kia. Rất nhiều tao nhân mặt khách cũng đã đến thưởng ngoạn phong cảnh và đã để lại rất nhiều bút tích ở đây. Tiêu biểu như Khổng Tử với: “Đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ” hay Đỗ Phủ: “Hội đương quân tuyệt đỉnh, nhất lản chúng sơn tiểu”. Từ xưa đến nay, có tới hàng ngàn bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của núi Thái Sơn với các văn tự khắc trên đá:

Hiện nay núi Thái Sơn còn có hàng vạn cây cổ thụ trên 100 năm tuổi, đặc biệt cây Ngân Hạnh, trong đền có niên đại 2000 năm tuổi được mệnh danh là “hóa thạch sống” cho hệ thực vật tiêu biểu của Thái Sơn.

Ở vùng đất lịch sử linh thiêng ấy, đoàn HICON đã đã trải nghiệm và cảm thụ được sự tinh hoa hòa quyện trong nền văn hóa lâu đời của núi Thái Sơn. Mỗi người đều tìm được cho mình lời lý giải tại sao công lao trời biển của người cha lại được ca dao Việt Nam ví như núi Thái Sơn. Từ đó, mỗi người đều thấm nhuần hơn về lòng thành kính biết ơn cha mẹ sinh thành, luôn đoàn kết, tương trợ và cam kết thành công. Đây chính là tinh thần của tập thể HICON trong năm Kỷ hợi 2019 này.